Ngứa ngáy, khô da, bong và nứt da ở lòng bàn tay, bàn
chân… là những vấn đề thường gặp khi mắc viêm da cơ địa ở chân tay. Do đó, viêm
da cơ địa gây ra rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân không may mắc phải dù không
phải là bệnh nguy hiểm. Bệnh viêm da cơ địa ở tay chân và cách điều trị là
vấn đề sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay chân và cách điều trị
Những biểu hiện viêm da cơ địa ở tay chân
Viêm da cơ địa ở tay chân thường xuất hiện tại các vị
trí như:
- Da đầu ngón tay.
- Đầu ngón chân.
- Gót chân.
- Bàn chân.
- Bàn tay.
Những vùng da khô thường là nơi phát bệnh và lan rộng sang
vùng da khác. Ranh giới của vùng da bệnh với vùng da lành thường không rõ ràng.
Tại khu vực bị viêm da cơ địa thường có các triệu chứng điển hình:
- Vùng tổn thương bị ửng đỏ.
- Ngứa dai dẳng.
- Có thể xuất hiện mùn nước đi kèm.
- Nứt nẻ, bong tróc trên da, đặc biệt là tại các vùng da khô.
Những tác nhân gây bệnh
Có nhiều tranh cãi xung quanh những tác nhân gây bệnh viêm
da cơ địa. Tuy nhiên những tác nhân sau đây có mối tương quan khá nhiều với
tình trạng viêm da cơ địa:
- Bệnh nhân bị kích ứng khi tiếp xúc các loại hóa chất công nghiệp và hóa chất sinh hoạt. Phổ biến nhất là xăng dầu, chất tẩy rửa, dung môi, sơn, vôi, xi măng,…
- Khô da do thời tiết hoặc mặc quần áo, vớ (tất), giày dép,… bít và không thoáng mát.
- Kích ứng với các yếu tố môi trường, khói bụi, ô nhiễm,…
- Thiếu các vitamin A, C, D, E,… trong chế độ dinh dưỡng.

Những bệnh nhân đã mắc viêm da cơ địa khi bị tác động bởi
các tác nhân trên có thể khiến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và dễ tái phát.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay
Điều trị viêm da cơ địa
Đối với bệnh viêm da cơ địa, bạn cần thăm khám tại bác sĩ
chuyên khoa da liễu để được điều trị. Bác sĩ cũng sẽ có kế hoạch kiểm soát bệnh,
ngăn ngừa tái phát cho bệnh nhân. Những phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ
biến như:
- Các thuốc bôi có chế phẩm steroid giúp giảm viêm như fucicort, gentrizone,…
- Một số thuốc kháng viêm trong trường hợp viêm nhiễm.
- Các thuốc ức chế kích ứng da.
- Các sản phẩm giữ ẩm da, ngăn ngừa da khô gây tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần áp dụng một số biện
pháp chăm sóc da và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Một số biện pháp chăm sóc da
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như các loại
hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa,… Nếu có tiếp xúc với các loại hóa chất này cần
có biện pháp bảo vệ như găng tay, ủng, khẩu trang,…
- Chăm sóc da thường xuyên. Chú ý vệ sinh nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da.
- Giữ ẩm cho da để tránh bệnh tái phát gây bong tróc da.
- Không bóc vảy da, hạn chế gãi và tác động lên vùng da bị kích ứng.
- Cắt ngắn móng tay.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da và ngứa như: hải sản, thịt bò,…
- Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh nóng ẩm.
- Bổ sung thêm các loại vitamin A, C, D, E,… bằng rau xanh, hoa quả tươi,…
Qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin cần thiết để xử
trí khi bản thân hoặc những người xung quanh không may mắc phải viêm da cơ địa.
Thăm khám, điều trị và áp dụng các nguyên tắc kiểm soát bệnh giúp đẩy lùi căn bệnh
dai dẳng này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét